Thứ Năm, 24 tháng 3, 2016

Sụp mí mắt có thể do bẩm sinh hoặc gặp phải trong quá trình hoạt động, bệnh này ảnh hưởng xấu đến nhan sắc và khiến chị em cảm giác tự ti và mặc cảm. Chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục cho người bệnh sụp mí mắt .

Nguyên nhân sụp mí mắt: chia làm hai nhóm nguyên nhân là sụp mi bẩm sinh và sụp mi mắc phải.

- Do tổn thương cơ nâng mi (teo cơ mi). Bệnh thường biểu hiện ở 1 mắt hoặc 2 mắt do bất thường trong quá trình phát triển phôi thai của cơ nâng mi. Bệnh có thể ngày càng nặng thêm hoặc có thể ổn định sau một thời gian.

Xem thêm: >> chi phí chữa sụp mí  mắt

Xem thêm: >> chữa sụp mí ở đâu

 

bi-sup-mi.jpg 
Bệnh nhân bị sụp mí mắt


- Do tổn thương một phần thần kinh chi phối cơ nâng mi hoặc chỗ bám của cơ nâng mi không bình thường.

- Do liệt dây thần kinh số 3 , thường kết hợp với lác ngoài và giãn đồng tử. Bệnh xảy ra do chấn thương hoặc khối u chèn ép đường dẫn truyền thần kinh

- Sụp mí mắt cơ học xảy ra khi mi trên trở nên nặng hơn bình thường như u, phù, viêm hoặc khi có sẹo kết mạc co kéo làm hạn chế vận động của mi

- Bước vào độ tuổi ngoài 30, da có dấu hiệu bị lão hóa. Vùng da quanh mắt không chỉ xuất hiện nhiều nếp nhăn mà còn bị chùng, nhão, có bọng mỡ khiến cho đôi mắt trở nên mệt mỏi, thiếu linh hoạt. Da chùng và bọng mỡ mí trên còn khiến cho mí mắt sụp xuống, ảnh hưởng đến thị giác, cản trở tầm nhìn.

Cách chữa trị sụp mí mắt

- Điều trị nội khoa: trong sụp mi do bệnh nhược cơ người ta dùng các thuốc ức chế men cholinesterase, corticosteroide liều cao… để làm tăng hoạt tính co của cơ nâng mi trên.

- Điều trị ngoại khoa: phẫu thuật cắt mí mắt hay xạ trị tuyến ức được coi là phương pháp hữu hiệu để điều trị bệnh nhược cơ, một nguyên nhân đã được biết đến từ lâu gây ra sụp mi.

 

bi-sup-mi-1.jpg 
Chữa bệnh sụp mí mắt không khó


- Phẫu thuật mắt: nhằm điều trị sụp mi khi các nguyên nhân gây sụp mi do bệnh lý toàn thân không thể khắc phục được. Người ta sẽ dùng một số phẫu thuật nhằm tăng hoạt lực của cơ nâng mi trên để giải quyết tình trạng sụp mi: cắt ngắn cơ, gấp cơ, dùng vật liệu sinh học nhân tạo hay tự thân để làm khoẻ cơ nâng mi trên…Hiện tại thì cả hai chuyên ngành nhãn khoa và phẫu thuật thẩm mỹ mắt đều nhận đièu trị bệnh sụp mi. Bạn nên đi khám để nhận được tư vấn điều trị xác thực hơn. 

Mức độ nặng của bệnh sụp mí mắt

Độ I (nhẹ): bờ mi ở phía trên bờ đồng tử, chủ yếu ảnh hưởng đến thẩm mỹ, chưa ảnh hưởng đến thị lực.
Độ II (trung bình): mi bị sụp xuống nhiều, che mất một phần đồng tử, đã ảnh hưởng đến thị lực.
Độ III (nặng): bờ mi vượt quá trung tâm đồng tử.
Độ IV (rất nặng): bờ mi che kín đồng tử.

1 nhận xét: